Niềng răng hô là quá trình sắp xếp lại các răng hô kém thẩm mỹ bằng hệ thống các khí cụ niềng răng. Đó có thể là các mắc cài hoặc cái khay niềng. Những khí cụ này được tác động một lực nhẹ lên răng liên tục làm răng di chuyển từng chút một về vị trí mong muốn.
|
Phương pháp niềng răng hô an toàn và hiệu quả |
Nguyên nhân khiến răng bị hô
Răng bị hô xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau nhưng có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
- Răng bị hô do di truyền
- Răng bị hô do những tật xấu từ khi còn nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng.
- Răng bị hô do xương hàm: Xương hàm quá nhỏ khiến các răng mọc chen chúc, đẩy nhau nhô ra ngoài gây hô răng.
Đối với từng trường hợp sẽ có phương pháp niềng răng hô hoặc phẫu thuật hàm hô phù hợp với tình trạng hô của răng.
|
Nguyên nhân khiến răng bị hô |
Ảnh hưởng của răng bị hô
- Răng bị hô làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến bạn mất tự tin, e dè trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc kể cả khi không cười nói.
- Ngoài vấn đề thẫm mỹ, răng bị hô còn ảnh hưởng đến việc ăn nhai khi khớp cắn không chuẩn, chải răng khó khăn nên rất dễ bị sâu răng.
Niềng răng hô là giải pháp
chỉnh nha cần thiết để khôi phục lại thẩm mỹ cho khuôn mặt và đảm bảo mặt nhai cũng như tránh các vấn đề răng miệng.
|
Răng bị hô gây mất thẩm mỹ |
Đặc điểm nhận diện răng hô
Một điều thú vị là rất nhiều bệnh nhân đánh giá mình “hô”, nhưng họ lại không thể giải thích được cụ thể và chi tiết đặc điểm nào làm cho mình “hô”. Vậy thì “hô” là như thế nào?
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chỉnh nha, bệnh nhân thường đánh giá “hô” khi có một số đặc điểm sau:
a) Răng hô là răng bị chìa ra phía trước
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và rất nhiều người sẽ dễ dàng đồng ý. Răng bị chìa ra làm mất thẩm mỹ vùng răng cửa khi cười, thậm chí một số trường hợp sẽ không thể khép môi được khi bệnh nhân thả lỏng cơ môi.
Hình: hô do răng cửa bị chìa ra trước là nguyên nhân thường gặp (hình trái). Sau khi điều trị, răng cửa được dựng thẳng sẽ cải thiện thẩm mỹ (hình phải).
|
Răng hô là răng bị chìa ra phía trước |
b) Răng bị hô có cung hàm hẹp, nổi bật các răng cửa
Khi cung hàm bị hẹp, các răng cửa sẽ có xu hướng nổi bật và chìa ra phía trước, làm tăng cảm giác “hô”. Ở những trường hợp này, cần rất thận trọng với chỉ định nhổ răng.
Hình: một ca điều trị hô thành công. Bạn sẽ có cảm giác là rất hô và nghĩ rằng “chắc chắn phải nhổ răng”. Hình bên cạnh cho thấy bác sĩ chỉnh nha đã điều trị hợp lý bằng cách kết hợp niềng răng hô và mở rộng cung hàm bị hẹp, sắp xếp lại các răng và “không nhổ răng”.
|
Niềng răng hô và mở rộng cung hàm |
c) Răng bị hô môi thường căng, hàm dưới lùi
Đây là đặc điểm khó nhìn nhận ra nhất, là điều mà bệnh nhân hay than phiền nhất rằng mình bị “hô” nhưng không thể trả lời cụ thể hô như thế nào. Những trường hợp này thường là có chỉ định nhổ răng.
d) Răng hô 2 hàm
Những trường hợp này bệnh nhân thường thấy mình hô khá nhiều. Môi bệnh nhân căng và không tự khép lại được ở tư thế nghỉ tự nhiên. Nhổ răng và niềng các răng hô còn lại thường được chỉ định cho trường hợp này.
Hình: bệnh nhân hô 2 hàm trước và sau khi điều trị với kế hoạch nhổ 4 răng. Ngoài những yếu tố như răng đều đặn, khuôn mặt và môi phải được cải thiện thì mới được xem là thành công!
Phương pháp niềng răng hô an toàn và hiệu quả
Xác định đúng nguyên nhân gây hô và căn cứ vào tình trạng hô của bệnh nhân sẽ đưa ra được phương pháp điều trị răng hô chính xác nhất. Việc điều trị răng hô ở người trưởng thành và trẻ em sẽ có một số khác biệt bởi ở trẻ em răng chưa mọc cố định, cung hàm còn có thể phát triển tiếp còn ở người trưởng thành các răng hầu như đã được cố định vĩnh viễn, cung hàm không còn phát triển.
Có 3 phương pháp thường được chỉ định cho trường hợp điều trị răng hô:
- Niềng răng hô
- Phẫu thuật hàm hô
- Kết hợp cả 2 phương pháp trên
Niềng răng bị hô là phương pháp được nhiều người mong muốn lựa chọn. Đây là giải pháp chỉnh hô thương được áp dụng ở đối tượng trẻ em.
Do nhu cầu thẩm mỹ ngày càng được nâng cao, nên nhiều người mong muốn trong suốt quá trình điều trị răng hô phải nhìn thật thẩm mỹ và rút ngắn thời gian một cách tối đa nhất. Vì thế nên ngày càng có nhiều loại khí cụ mắc cài hiện đại, thẩm mỹ được sử dụng. Điển hình như niềng răng không mắc cài Invisalign,
niềng răng mặt trong, niềng răng mắc cài sứ…
|
Niềng răng hô bằng các khay Invisalign thẩm mỹ |
Ngoài ra có thể sử dụng minivis để điều trị nhanh hơn cũng như giảm thiểu quá trình phẩu thuật cắt xương hàm. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn loại khí cụ phù hợp và xem xét có nên đặt minivis hay không.
Để sở hữu một hàm răng đẹp, đều đặn thì thời gian bỏ ra sẽ lâu hơn so với các phương pháp làm đẹp khác. Thường điều trị cho một trường hơp hô trung bình từ 1,5 năm đến 2,5 năm. Thời gian tùy theo mức độ phức tạp từ khớp cắn, tuổi tác, sự hợp tác của bệnh nhân, tái khám đúng lịch trình, khí cụ mắc cài…Hầu hết những ai niềng răng bằng phương pháp mang mắc cài thì sau khi tháo niềng bạn phải mang một cặp di trì ít nhất là 6 tháng đến 2 năm. Hàm duy trì được chế tạo từ loại nhựa trong suốt, thẩm mỹ và đặc biệt có tác dụng giúp mô nướu tái tạo lại cấu trúc, di trì sự ổn định trên cung răng.
Để biết rõ hơn về quy trình niềng răng hô, thời gian điều trị và chi phí của cả quá trình thì bạn nên đến trực tiếp các cơ sở nha khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét